Công khai số liệu dự toán ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách cấp huyện

Thứ năm - 05/12/2024 09:40 23 0

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước, Thông tư số 343/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện công khai ngân sách nhà nước đối với các cấp ngân sách. UBND huyện Tân Châu báo cáo công khai số liệu dự toán ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách cấp huyện trình Hội đồng nhân dân huyện năm 2025, như sau:

A. Dự báo tình hình kinh tế thế giới và trong nước

Tình hình kinh tế thế giới năm 2025 được dự báo nhiều thời cơ và thách thức. Kinh tế thế giới đối mặt nhiều rủi ro, thách thức chưa có tiền lệ, lạm phát đã hạ nhiệt nhưng các nền kinh tế lớn tiếp tục đối mặt tình trạng tăng trưởng thấp, nguy cơ suy thoái; việc tăng lãi suất, thu hẹp chính sách tiền tệ, tài khóa dẫn đến tăng trưởng suy giảm, nguy cơ suy thoái gia tăng, tiềm ẩn rủi ro về tài chính, tiền tệ, nợ công;…. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, giám sát chặt chẽ của Quốc hội, sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Tây Ninh, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ, chia sẻ, đoàn kết, thống nhất của cộng đồng doanh nghiệp và người dân, dịch bệnh được kiểm soát tốt trên phạm vi cả nước, với quy mô nền kinh tế khiêm tốn, độ mở lớn, khả năng cạnh tranh và sức chống chịu của nền kinh tế còn hạn chế; các biến động nhỏ của kinh tế thế giới có thể ảnh hưởng lớn đến tình hình trong nước, trong tỉnh nhất là áp lực lạm phát, tỷ giá, chi phí sản xuất gia tăng, nhu cầu các thị trường xuất khẩu truyền thống thu hẹp,...

Huyện Tân Châu tiếp tục đối mặt với không ít khó khăn, thách thức: dịch bệnh trên người, trên cây trồng, vật nuôi vẫn còn tiềm ẩn; quy mô kinh tế; nguồn lực đầu tư còn hạn chế, doanh nghiệp, người dân đã bị bào mòn của dịch bệnh,…

B. Dự toán thu, chi ngân sách

Năm 2025 là năm thứ 4 của thời kỳ ổn định NSNN giai đoạn 2022-2025, căn cứ nguồn thu và nhiệm vụ chi đã được phân cấp ổn định; dự toán chi ngân sách địa phương năm 2025 được xây dựng trên cơ sở: nguồn thu được xác định căn cứ tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách, nguồn thu ngân sách địa phương được hưởng 100% theo quy định và số bổ sung

cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới đảm bảo nguyên t c dự toán chi cân đối năm 2025 của các xã, thị trấn không thấp hơn so với dự toán năm 2024, bảo đảm kinh phí thực hiện các chế độ chính sách, định mức chi hiện hành.

Năm 2025, là năm thứ 5 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2021-2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, là năm thứ ba của thời kỳ ổn định NSNN mới, nên có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của cả giai đoạn 2021-2025. Dự toán NSNN năm 2025 được xây dựng theo đúng quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn; có đầy đủ thuyết minh cơ sở pháp lý, căn cứ tính toán; phù hợp với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020-2025, định hướng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025; cơ bản phù hợp với định hướng phát triển và mục tiêu, nhiệm vụ đề ra cho năm 2025 của huyện.

Căn cứ tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2025; các chế độ, chính sách nhà nước hiện hành. Dự toán NSNN năm 2025 phân bổ như sau:

I. VỀ THU NSNN

Tổng số thu cân đối ngân sách địa phương năm 2025 là 807 540 triệu đồng, phân cấp nhiệm vụ thu ngân sách cụ thể như sau:

1. Ngân sách huyện thu: 673.130 triệu đồng, tăng 20,06% so dự toán năm 2024 (560 646 triệu đồng), bao gồm:

- Các khoản thu tỉnh quản lý điều tiết cho huyện: 144.191 triệu đồng, tăng 19,47% so dự toán năm 2024

- Thu được hưởng theo nhiệm vụ được giao (sau khi loại trừ thu phạt ATGT): 189.801 triệu đồng, tăng 2,06% so dự toán năm 2024

- Thu chuyển nguồn năm trước chuyển sang 140.339 triệu đồng, tăng 140,43% so dự toán năm 2024 Trong đó: Thu nguồn CCTL 147.911 triệu đồng, tăng 122,53% so với dự toán năm 2024; Thu nguồn tiết kiệm chi 9.560 triệu đồng.

- Thu bổ sung từ NS cấp trên: 198.799 triệu đồng, tăng 1,63% so dự toán năm 2024

2. Ngân sách xã-thị trấn: 134.410 triệu đồng, tăng 27,78% so dự toán năm 2024 (105 191 triệu đồng).

- Thu được hưởng theo nhiệm vụ được giao 44.399 triệu đồng, giảm 1,39% so dự toán năm 2024

- Thu nguồn CCTL: 17.132 triệu đồng, tăng 65,38% so với dự toán năm 2024

- Thu bổ sung từ NS cấp trên: 72.879 triệu, tăng 44,93% so dự toán năm 2024 (Trong Ngân sách huyện bổ sung nguồn CCTL (từ Thu nguồn CCTL) là 10.325 triệu đồng).

II. VỀ CHI NSĐP

Căn cứ quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các nguyên t c phân bổ nêu trên, tổng chi NSNN phân bổ là: 807.540 triệu đồng Cụ thể như sau:

- Dự toán chi NS huyện: 673.130 triệu đồng, chiếm 83,36%/tổng chi.

- Dự toán chi NS xã, thị trấn: 134.410 triệu đồng, chiếm 16,64%/tổng chi.

III. CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG:

1. Tổng thu ngân sách địa phương 807.540 triệu đồng.

- Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 271.678 triệu đồng.

+ Thu BSCĐ 91.438 triệu đồng.
+ NS huyện bổ sung nguồn CCTL (từ thu nguồn CCTL) 10.325 triệu
đồng.
+ Thu BSMT 169.915 triệu đồng.
- Thu ngân sách được hưởng theo nhiệm vụ được giao (sau khi loại trừ
thu phạt ATGT) 234.200 triệu đồng.

- Thu chuyển nguồn năm trước chuyển sang 157.471 triệu đồng.

+ Thu nguồn CCTL + Thu nguồn tiết kiệm chi - Các khoản thu tỉnh quản lý điều tiết cho huyện 147.911 triệu đồng.9.560 triệu đồng.144.191 triệu đồng.

2. Tổng chi NSNN 807.540 triệu đồng.

- Các khoản chi cân đối ngân sách + Chi đầu tư phát triển 637.625 triệu đồng.83.470 triệu đồng.

(Trong đó: Chi đầu tư xây dựng cơ bản: 77.051 triệu đồng (Chi XDCB tập trung ngân sách huyện: 24.410 triệu đồng; Chi đầu tư phát triển cho UBND Thị trấn: 1.000 triệu đồng; Chi từ nguồn thu tiền SDĐ: 45 000 triệu đồng; Chi hỗ trợ vốn vay ủy thác cho NHCS huyện 3.500 triệu đồng; nguồn tiết kiệm chi năm trước chuyển sang 3.141 triệu đồng) và chi đầu tư khác 6.419 triệu đồng (Nguồn tiết kiệm chi năm trước chuyển sang (kinh phí thực hiện công tác hỗ trợ, tái định cư thực hiện công trình Trung tâm Văn hóa – Thể dục và Thể thao huyện Tân Châu)).

+ Chi thường xuyên + Chi dự phòng ngân sách - Chi từ nguồn BS T: 541.594 triệu đồng.12.561 triệu đồng.169.915 triệu đồng

(Kèm theo các Biểu số 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80)

IV. Những giải pháp chủ yếu thực hiện nhiệm vụ NSNN năm 2025

Để hoàn thành nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước năm 2025, cần quán triệt và thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:

1. Về thu NSNN

- Các cơ quan, ban ngành và UBND các xã, thị trấn phải triển khai nhiệm vụ thu ngay từ đầu năm, thực hiện có hiệu quả Luật quản lý thuế, bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, trong đó, tập trung khai thác nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh;

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về nội dung các Luật, triển khai các chính sách thuế mới, công tác thông tin, tuyên truyền chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế. Tập trung tháo gỡ, giải quyết khó khăn, vướng m c cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển ổn định, thu hút đầu tư, tăng thêm năng lực sản xuất mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo tiền đề để tăng thu NSNN;

- Theo dõi chặt chẽ tiến độ thu ngân sách, phân tích đánh giá, dự báo sát khả năng thu, đề xuất giải pháp hiệu quả tình hình thu ngân sách trên địa bàn quản lý theo từng khoản thu, s c thuế, địa bàn, ngành nghề, lĩnh vực; xác định chính xác những nguồn thu còn tiềm năng, nguồn thu còn dư địa, chưa khai thác hết, để tổ chức giao nhiệm vụ đến từng cán bộ, đơn vị, từng địa bàn làm căn cứ thực hiện. Cùng với đó, khai thác tăng thu các lĩnh vực như kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh theo chuỗi, cho thuê nhà, tài nguyên khoáng sản và thu từ các nguồn thu liên quan đến đất đai, xây dựng cơ bản vãng lai,...;

- Tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh; rà soát toàn bộ cơ sở dữ liệu về đối tượng, doanh thu và mức thuế khoán đối với hộ kinh doanh trên địa bàn, chống thất thu NSNN; Tập trung thực hiện tốt công tác thu thuế phát sinh và thu hồi nợ đọng thuế; thực hiện đúng quy trình xét miễn, giảm thuế, hoàn thuế; kiên quyết không để nợ đọng thuế gia tăng; phấn đấu thu thuế đạt chỉ tiêu được giao Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm đội ngũ CBCC trong thực thi công vụ và thực hiện tốt công tác phòng chống tham nhũng, tiết kiệm chống lãng phí;

- Đôn đốc thu kịp thời tiền thuế, tiền phạt, thực hiện thanh tra, kiểm tra trên cơ sở phân tích, đánh giá mức độ rủi ro, tập trung thanh tra, kiểm tra chống thất thu đối với các doanh nghiệp thuộc ngành nghề, lĩnh vực có rủi ro cao, các doanh nghiệp được miễn, giảm thuế, doanh nghiệp có hoạt động liên kết có dấu hiệu chuyển giá; chuyển nhượng vốn, thương hiệu, dự án,... nhằm khai thác tăng nguồn thu, đạt được hiệu quả cao hơn;

- Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 01/CT-TCT ngày 11/4/2023 của Tổng Cục Thuế về việc tăng cường các biện pháp rà soát, kiểm tra hóa đơn nhằm ngăn chặn gian lận trong việc sử dụng hóa đơn;

- Đôn đốc người nộp thuế kịp thời nộp số thuế phát sinh theo kê khai vào NSNN, đặc biệt là các khoản nợ được gia hạn đến hạn nộp vào ngân sách, không để phát sinh thêm nợ mới; thực hiện nghiêm các kiến nghị, kết luận của KTNN.

2. Về chi ngân sách

- Thực hiện quản lý phân khai vốn đầu tư xây dựng cơ bản đảm bảo theo Luật Đầu tư công, các chủ đầu tư tập trung triển khai thực hiện dự án, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản đảm bảo đúng quy định. Đối với vốn đầu tư XDCB từ nguồn thu tiền sử dụng đất được sử dụng để đầu tư các công trình theo quy định.

- Đẩy mạnh cơ cấu lại chi đầu tư công, tập trung, ưu tiên công trình trọng điểm, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, tránh thất thoát, lãng phí, phát huy vai trò đầu tư công làm vốn khuyến khích, thu hút các nguồn lực xã hội.

- Các chủ đầu tư tập trung triển khai thực hiện dự án trong phạm vi kế hoạch vốn được giao để không bị áp lực về kế hoạch vốn (tránh gây nợ đọng XDCB), có giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công nhằm giảm tải cho những tháng mùa mưa, đảm bảo thực hiện hoàn thành kế hoạch, hoàn chỉnh hồ sơ quyết toán và tất toán các dự án hoàn thành, phối hợp với đơn vị thi công thực hiện đầy đủ, kịp thời các thủ tục để giải ngân vốn theo tiến độ thi công và kế hoạch vốn được giao, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản đảm bảo đúng quy định;

- Các cơ quan chuyên môn tích cực phối hợp, giải quyết kịp thời những khó khăn vướng m c trong quá trình phân khai vốn, điều chỉnh vốn, quản lý vốn và thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản;

- Thực hiện công tác kiểm soát vốn đầu tư XDCB đồng thời tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh việc giải ngân vốn; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng m c trong việc hoàn thiện thủ tục đầu tư để đẩy nhanh giải ngân vốn đã được giao;

- Quản lý chặt chẽ các khoản chi thường xuyên, bảo đảm đúng dự toán được duyệt, các đơn vị chủ động cân đối dự toán được giao để thực hiện các nhu cầu phát sinh ngoài dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo kinh phí thực hiện công tác phòng chống dịch, các chính sách an sinh xã hội, các nhiệm vụ đột xuất mang tính cấp thiết; các đơn vị sử dụng ngân sách tổ chức thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn chương trình mục tiêu, nhiệm vụ và kinh phí được giao kịp thời theo tiến độ dự toán. Tiếp tục cơ cấu lại chi NSNN, tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng NSNN.

3. Công tác thanh tra, kiểm tra

- Thủ trưởng các cơ quan, ban ngành, đoàn thể huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn thực hiện tốt chủ trương thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, sử dụng có hiệu quả tài sản công, sử dụng kinh phí nhà nước đúng định mức, chế độ theo quy định. Phòng Tài chính – Kế hoạch, Kho bạc nhà nước huyện Tân Châu thực hiện tốt việc quản lý và kiểm soát chi đối với các đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách đúng quy định.

- Thanh tra huyện tăng cường công tác thanh kiểm tra đối với các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN, qua đó kịp thời chấn chỉnh, xử lý các biểu hiện tiêu cực, lãng phí, tham nhũng

Trên đây là báo cáo công khai số liệu dự toán ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách cấp huyện trình Hội đồng nhân dân huyện năm 2025 của huyện Tân Châu./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập337
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm336
  • Hôm nay1,688
  • Tháng hiện tại38,978
  • Tổng lượt truy cập3,543,424
Hỏi đáp
Họp không giấy
cong bao tay ninh
Công báo chính phủ
hop thu dien tu
Văn bản QPPL
gop y du thao
tai lieu xuc tien dau tu
cong khai minh bach
Quân đội nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây