Điều kiện tự nhiên

1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Huyện Tân Châu nằm về phía Bắc tỉnh Tây Ninh, cách trung tâm thành phố Tây Ninh khoảng 36 km, có tọa độ địa lý 106o006'-106o029' kinh độ Đông và 110o25'-110o46' vĩ độ Bắc, được thành lập theo Quyết định số: 48/QĐ-HĐBT ngày 13/5/1989 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, trên cơ sở chia tách địa giới hành chính từ huyện Tân Biên và huyện Dương Minh Châu với diện tích tự nhiên 95.118ha. Ngày 12/01/2004 Chính phủ ban hành Nghị định số: 21/2004/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Tân Châu và huyện Dương Minh Châu, trên cơ sở sáp nhập 3 ấp: Tà Dơ, Đồng Kèn, Suối Bà Chiêm, thuộc xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu về huyện Tân Châu, tổng diện tích tự nhiên năm 2016 là 110.319,85 ha. Ranh giới hành chính được xác định như sau:

- Phía Đông giáp: thị xã Bình Long và huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước.

- Phía Nam giáp: thành phố Tây Ninh và huyện Dương Minh Châu.

                                               - Phía Tây giáp: huyện Tân Biên.

                                               - Phía Bắc giáp: Vương quốc Campuchia (có đường biên giới dài 47,5km).

                                               - Huyện Tân Châu được chia thành 12 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 11 xã và 01 thị trấn. 

Huyện Tân Châu có vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế mậu biên, động lực để phát triển thương mại dịch vụ; vùng sản xuất cây công nghiệp tập trung có thế mạnh của tỉnh Tây Ninh, có mối liên hệ giao thông đối ngoại, liên vùng và nội huyện thuận lợi nhờ hệ thống đường tỉnh phân bố đều đã hình thành bộ khung cơ bản mạng lưới giao thông cho huyện, trong chiến lược phát triển hệ thống giao thông sẽ có các tuyến đường quan trọng của vùng Đông Nam bộ đi qua địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi giao thương với các tỉnh trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng Tây Nguyên, vùng Đồng bằng sông Cửu Long như: Quốc lộ 14C nối liền các tỉnh; đường ĐT. 794, nối liền khu Kinh tế cửa khẩu Kà Tum với các tỉnh lân cận; mạng lưới các tuyến đường tỉnh, kết nối với các trục đường huyện, liên xã và nội bộ xã.

Hơn thế nữa, một phần hồ Dầu Tiếng nằm trên địa bàn huyện Tân Châu, được xếp vào cấp công trình loại I, có dung tích thiết kế 1.580 triệu m3, cùng với hệ thống di tích lịch sử - văn hóa, căn cứ cách mạng, là điều kiện thuận lợi để phát triển thành khu nghỉ dưỡng, du lịch về nguồn, giải trí, thể thao, công viên, công viên rừng, khu săn bắn, câu cá, du thuyền và các môn thể thao dưới nước. Với những lợi thế về địa kinh tế như trên Tân Châu có điều kiện rất thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững, chuyển dịch nhanh cơ cấu sử dụng đất theo hướng tích cực, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

2. Khí hậu:

Huyện Tân Châu mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, thể hiện qua từng yếu tố như sau:

- Nền nhiệt độ cao đều quanh năm, nhiệt độ trung bình năm 26,6oC, giá trị trung bình cao thường xuất hiện vào các tháng 3 và tháng 4 (trung bình 27,6-28,3oC); nhiệt độ thấp thường xuất hiện trong tháng 12 và tháng 2, chế độ nhiệt cao, ổn định và biên độ nhiệt khá lớn là yếu tố thích hợp để phát triển cây trồng, đặc biệt là các loại cây công nghiệp và cây có củ; cũng như quá trình phân giải hữu cơ và biến đổi trạng thái vật chất trong đất.

- Lượng mưa khá cao, số ngày có mưa bình quân 140 ngày/năm; sự phân bố lượng mưa năm phụ thuộc chặt chẽ vào mùa gió, có trên 90% lượng mưa hàng năm xuất hiện vào mùa gió Tây Nam, còn được gọi là các tháng mùa mưa (đầu tháng 5 đến trung tuần tháng 11). Mưa nhiều làm cho quá trình rửa trôi các cation kiềm và dinh dưỡng trong đất xảy ra mạnh mẽ hơn, dẫn đến chua hóa và nghèo kiệt hóa dinh dưỡng. Mùa khô, từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 5 năm sau, lượng mưa thấp, chỉ chiếm dưới 10% tổng lượng mưa cả năm.

3. Thủy văn:

Tân Châu là một huyện biên giới có địa hình cao, ít ảnh hưởng của chế độ thủy triều. Song, trên địa bàn có sông Sài Gòn chảy dọc ở phía Đông huyện đây cũng là ranh giới tự nhiên của tỉnh Tây Ninh với tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước. Ngoài hồ Dầu Tiếng, còn có các suối, như: Suối Ngô, Suối Tà ôn, suối Tà Ly, suối nước trong, suối nước đục… và hệ thống kênh tưới, kênh tiêu, các hồ chứa nhỏ là phụ lưu, tạo nên mạng lưới thủy văn chính trên địa bàn huyện Tân Châu.

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập54
  • Hôm nay261
  • Tháng hiện tại37,551
  • Tổng lượt truy cập3,541,997
Hỏi đáp
Họp không giấy
cong bao tay ninh
Công báo chính phủ
hop thu dien tu
Văn bản QPPL
gop y du thao
tai lieu xuc tien dau tu
cong khai minh bach
Quân đội nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây