Di tích lịch sử văn hóa

Di tích lịch sử văn hóa

can cu Dong Rum.jpg

DI TÍCH LỊC SỬ 

CĂN CỨ XỨ ỦY NAM BỘ X40 - ĐỒNG RÙM

 

Di tích căn cứ Xứ ủy Nam bộ X40 - Đồng Rùm, thuộc ấp Đồng Rùm, xã Tân Thành, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh.

Năm 1950 - 1951 từ U Minh Đồng Tháp, Xứ ủy Nam bộ chuyển về Tây Ninh lập căn cứ tại Đồng Rùm. Đặt phiên hiệu là X40 hay còn gọi là căn cứ Lê Duẩn (Do đồng chí Lê Duẩn, Bí thư Xứ ủy Nam bộ đã ở và làm việc tại Đồng Rùm trong những năm 50).

Năm 1952 thực dân Pháp tập trung 20 tiểu đoàn mở cuộc càn đánh vào căn cứ, nhưng lực lượng cách mạng vẫn được bảo toàn.

Cũng tại khu căn cứ Đồng Rùm này, trong cuối năm 1954 là địa điểm tập trung của cán bộ quân dân chính Đảng các tỉnh Nam bộ để học tập nghị quyết, chủ trương mới sau Hiệp định Giơneve, đồng thời phân công cán bộ đảng viên ở lại chôn dấu vũ khí, chuyển quân tập kết ra Bắc theo tinh thần Hiệp Định Giơneve, chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử, thực hiện thống nhất đất nước vào ngày 20/7/1956.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nơi đây vẫn được chọn xây dựng căn cứ của Xứ ủy (1954 - 1960). Sau đó là Trung ương Cục miền Nam; một bộ phận của Mặt trận Dân tộc giải phóng; Bộ chỉ huy Miền, đồng thời là nơi thành lập Công trường 9 (Sư đoàn 9) - Sư đoàn Anh hùng lực lượng vũ trang, đơn vị chủ lực đầu tiên ở Nam bộ.

Quân Mỹ liên tiếp mở nhiều cuộc càn với quy mô lớn như: cuộc càn Cedarfall, Attelboro, Junction City nhằm mục tiêu tìm diệt căn cứ nhưng đều thất bại. Mùa xuân năm 1966 - 1967, quân chủ lực của ta mở trận tập kích đánh vào căn cứ quân sự của Mỹ tại trảng Đồng Rùm tiêu diệt 1 lữ đoàn.

Căn cứ Xứ ủy Nam bộ X40 - Đồng Rùm là một di tích có bề dày lịch sử trong suốt 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để giải phóng dân tộc, nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Tiêu biểu là các hoạt động của Xứ ủy Nam bộ đến Trung ương Cục miền Nam và các cơ quan trực thuộc Mặt trận Dân tộc giải phóng, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Bộ chỉ huy Miền cùng các cơ quan Phân liên khu miền Đông và Thành ủy Sài Gòn - Gia Định (Y4).

Căn cứ Xứ ủy Nam bộ X40 - Đồng Rùm được công nhận di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia tại Quyết định số 61/QĐ-BVHTT, ngày 13/9/1999 của Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

 

junction.jpg

 DI TÍCH LỊCH SỬ

ĐỊA ĐIỂM LƯU NIỆM CHIẾN THẮNG JUNCTION CITY

 

Trong những năm 1965 - 1968, Mỹ và Chính quyền Sài Gòn đã huy động hàng vạn quân liên tiếp tổ chức 2 cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965-1966; 1966-1967, hòng "tìm diệt" chủ lực Quân Giải phóng và hoàn thành công cuộc "Bình định" Miền Nam. Nhưng trái với những toan tính của Đế quốc Mỹ, các cuộc hành quân "tìm diệt" và "Bình định" của chúng lần lượt bị thất bại. đặc biệt, sau thất bại trong cuộc hành quân "tìm diệt" Attleboro (12/10/1966-25/11/1966) và Cedarfalls (08/01/1967-26/01/1967) nội bộ Chính phủ Mỹ càng phân hoá sâu sắc. Cố gắng khắc phục tình trạng này, từ ngày 22/02-15/4/1967 Đế quốc Mỹ đã huy động lực lượng quân sự khổng lồ với khoảng 45 ngàn quân Mỹ và đồng minh, với trên 1 ngàn xe tăng, xe bọc thép, hàng trăm khẩu pháo các loại và nhiều máy bay tiến hành cuộc hành quân Junction City đánh vào căn cứ Bắc Tây Ninh nhằm: Tiêu diệt Trung ương Cục Miền Nam, Sư đoàn 9 chủ lực Quân Giải phóng và Đài Phát thanh Giải phóng bịt biên giới, phá kho tàng dự trữ hậu cần của lực lượng Cách mạng; chia cách, lấn chiếm khu căn cứ giành lấy 1 thắng lợi quân sự quyết định tạo ra bước ngoặc làm chuyển biến cục diện quân sự, chính sự có lợi cho Đế quốc Mỹ. 

Trong khi đó lực lượng ta chỉ có Sư đoàn 9 Chủ lực Miền, được tăng cường Trung đoàn 16 và các lực lượng khác, tổng số khoảng 10 ngàn người. Mặc dù vậy, sau 53 ngày đêm chiến đấu, Quân và Dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu và tiêu diệt 14.233 quân Mỹ, bắn rơi và phá hỏng 160 máy bay, 992 xe quân sự, 112 khẩu pháo các loại, diệt 3 tiểu đoàn và 11 đại đội bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo, 10 chi đoàn thiết giáp Mỹ. Vùng căn cứ Bắc Tây Ninh được giữ vững.

Thắng lợi trong chiến dịch phản công đánh bại cuộc hành quân Junction City - đỉnh cao của biện pháp chiến lược "tìm diệt" của Quân đội Mỹ là một trong những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Quân và Dân ta, bẻ gãy cuộc hành quân này, chúng ta đã bảo toàn được cơ quan đầu não chỉ huy cuộc kháng chiến, giữ vững căn cứ Trung ương Cục Miền Nam, Bộ chỉ huy Miền, Mặt trận dân tộc Giải phóng, bảo toàn được lực lượng Cách mạng. Đồng thời, giáng một đòn quyết định vào những cố gắng của Mỹ trong quá trình leo thang chiến tranh ở Miền Nam, làm thất bại cuộc phản công chiến lược lần thứ 2, góp phần làm sụp đổ chiến lược (Chiến tranh cục bộ) của chúng.

Địa điểm lưu niệm chiến thắng Junction City thuộc Khu phố 2, thị trấn Tân Châu, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh được Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc Gia theo Quyết định 3989/QĐ-BVHTTDL ngày 12/11/2013 của bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch. 

 

 

sd9.jpg

 

DI TÍCH LỊCH SỬ 

ĐỊA ĐIỂM TƯỞNG NIỆM LIỆT SĨ SƯ ĐOÀN 9 - QUÂN ĐOÀN 4

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập15
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm5
  • Hôm nay2,316
  • Tháng hiện tại56,727
  • Tổng lượt truy cập2,794,529
Hỏi đáp
Họp không giấy
cong bao tay ninh
Công báo chính phủ
hop thu dien tu
Văn bản QPPL
gop y du thao
tai lieu xuc tien dau tu
cong khai minh bach
Quân đội nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây