Triển khai thực hiện Chương trình trợ giúp người khuyết tật trên địa bàn huyện Tân Châu năm 2022

Thứ hai - 25/04/2022 15:15 158 0

Thực hiện Kế hoạch số 1343/KH-UBND ngày 22 tháng 4 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện chương trình trợ giúp người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2022.

y ban nhân dân huyện ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình trợ giúp người khuyết tật trên địa bàn huyện Tân Châu năm 2022, với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cộng đồng về bảo vệ, chăm sóc và trợ giúp người khuyết tật; thúc đẩy thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật và Luật Người khuyết tật nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của người khuyết tật; tạo điều kiện để người khuyết tật tham gia bình đẳng vào các hoạt động của xã hội; xây dựng môi trường không rào cản bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người khuyết tật và hỗ trợ người khuyết tật phát huy khả năng của mình.

2. Yêu cầu

 - Các hoạt động trong Kế hoạch phải bám sát nội dung Kế hoạch số 67/KH-UBND ngày 12 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban nhân dân huyện về việc tổ chức thực hiện Chương trình trợ giúp người khuyết tật huyện Tân Châu giai đoạn 2021 - 2030; lựa chọn các hoạt động cần thiết triển khai kịp thời đáp ứng nhu cầu trợ giúp của người khuyết tật;

- Các hoạt động phải cụ thể, không trùng lắp với các hoạt động trợ giúp pháp lý khác; các phòng, ban, ngành, đoàn thể huyện có liên quan và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn phải phối hợp chặt chẽ để triển khai thực hiện theo đúng nội dung nêu trong Kế hoạch.

II. NỘI DUNG CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Công tác tuyên truyền

- Tổ chức tuyên truyền pháp luật về người khuyết tật và những chủ trương, chính sách, chương trình trợ giúp người khuyết tật;

Tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng về chính sách, chế độ đối với người khuyết tật. Nêu gương những tập thể, cá nhân tích cực trong công tác trợ giúp người khuyết tật và người khuyết tật tiêu biểu; phòng, chống phân biệt đối xử với người khuyết tật. Tăng cường các chiến dịch truyền thông về người khuyết tật nhân Ngày người khuyết tật Việt Nam (18/4) và Ngày người khuyết tật thế giới (03/12);

Vận động các tổ chức, cá nhân trợ giúp người khuyết tật, giúp người khuyết tật xóa bỏ mặc cảm tự ti, phát huy trách nhiệm, hòa nhập cộng đồng; các hoạt động truyền thông đảm bảo người khuyết tật có thể tiếp cận được;

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng ngừa khuyết tật, phục hồi chức năng và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, để mọi người biết cách chủ động phát hiện sớm, phòng ngừa khuyết tật và những người khuyết tật được hưởng đầy đủ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng cũng như các dịch vụ của cộng đồng.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khuyết tật trẻ em và mô hình phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật trẻ em.

2. Hoạt động trợ giúp y tế

- Thực hiện các dịch vụ phát hiện sớm những khiếm khuyết ở trẻ trước khi sinh và trẻ sơ sinh; tư vấn và cung cấp dịch vụ về chăm sóc sức khỏe sinh sản;

- Đẩy mạnh phòng ngừa, phát hiện sớm, kịp thời để giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh, tai nạn thương tích và khuyết tật do các nguy cơ khác; tư vấn, cung cấp dịch vụ về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người khuyết tật;

- Thực hiện các hoạt động sàng lọc tại cộng đồng, phân loại đánh giá trẻ có nghi ngờ khuyết tật; khám, chẩn đoán; giám định y khoa xác định dạng tật và mức độ khuyết tật; phục hồi chức năng, can thiệp giáo dục đặc biệt;

- Tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực về phục hồi chức năng đa ngành, thực hiện các hoạt động khám lâm sàng và lên kế hoạch trị liệu, người khuyết tật được khám sàng lọc, hỗ trợ tập phục hồi chức năng, trị liệu và các hỗ trợ trực tiếp khác như dịch vụ vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, dụng cụ trợ giúp; bổ sung các dụng cụ tập luyện cơ bản về phục hồi chức năng cho các đơn vị phục hồi chức năng;

- Lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe người khuyết tật tại các trạm y tế xã, thị trấn và có trách nhiệm chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người khuyết tật tại nơi cư trú; triển khai chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

3. Trợ giúp về giáo dục

- Thực hiện các chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật, bảo đảm phổ cập giáo dục Trung học cơ sở đối với người khuyết tật và thúc đẩy thực hiện chính sách ưu đãi đối với giáo viên, nhân viên tham gia giáo dục trẻ khuyết tật;

- Cử giáo viên, cán bộ quản lí, nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật tham gia giáo dục người khuyết tật ở lứa tuổi mầm non và phổ thông về nghiệp vụ giáo dục người khuyết tật;

- Tiếp tục triển khai giáo dục hòa nhập ở các cấp học thông qua việc tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non và cha mẹ trẻ/người chăm sóc trẻ tham gia giáo dục trẻ khuyết tật; bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trực tiếp dạy trẻ khuyết tật;

- Triển khai thí điểm phòng can thiệp giáo dục đặc biệt tại một số trường mầm non;

- Vận động và tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật được học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng của người khuyết tật, đặc biệt là trẻ em khuyết tật mầm non được can thiệp sớm và trẻ khuyết tật trong độ tuổi đi học được đến trường;

- Rà soát, cập nhật, quản lý dữ liệu về nhu cầu giáo dục đặc biệt của người khuyết tật vào phần mềm quản lý hệ thống hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.

4. Trợ giúp giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm và hỗ trợ sinh kế

- Hướng dẫn tổ chức đào tạo nghề, tạo việc làm đối với người khuyết tật; thống kê, đánh giá các cơ sở đào tạo nghề đối với người khuyết tật và nhu cầu học nghề của người khuyết tật;

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người khuyết tậttạo điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật có nhu cầu được học nghề và tìm việc làm phù hợp; đồng thời thực hiện các chính sách ưu đãi hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật.

5. Trợ giúp tiếp cận công trình xây dựng

Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định, quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng công trình để đảm bảo cho người khuyết tật có thể tiếp cận, sử dụng; Trong quá trình tiến hành đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo công trình công cộng, yêu cầu phải tuân thủ đầy đủ quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng để người khuyết tật dễ dàng tiếp cận và sử dụng.

6. Trợ giúp tiếp cận và tham gia giao thông

- Thực hiện miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ giao thông công cộng cho người khuyết tật;

- Chỉ đạo các đơn vị vận tải ưu tiên bố trí mua vé, giúp đỡ, sắp xếp chỗ ngồi thuận tiện cho người khuyết tật khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. Người khuyết tật khi tham gia giao thông công cộng được sử dụng các phương tiện hỗ trợ hoặc sự trợ giúp tương ứng; được phép mang theo và miễn phí khi mang phương tiện, thiết bị hỗ trợ phù hợp;

- Tiếp tục khuyến khích, vận động đơn vị vận tải đầu tư mới phương tiện giao thông công cộng có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật; có công cụ hỗ trợ lên, xuống thuận tiện hoặc sự trợ giúp phù hợp với đặc điểm của người khuyết tật;

- Đối với xe khách tuyến cố định bố trí chỗ ngồi ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ đang mang thai theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;

- Rà soát tham mưu, đề xuất cải tạo một số tuyến đường chính có công trình phục vụ cho người khuyết tật tiếp cận phương tiện được thuận tiện, dễ dàng;

- Tiếp tục chỉ đạo và kiểm tra các bến xe khách có kế hoạch nâng cấp, cải tạo một số hạng mục công trình trong bến xe thực hiện đúng các quy chuẩn của ngành xây dựng nhằm đảm bảo cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng.

7. Trợ giúp tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông

- Tổ chức ứng dụng các công nghệ, công cụ tiện ích hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông;

- Phối hợp tuyên truyền và định hướng tuyên truyền cho hệ thống truyền thông từ huyện đến cơ sở; tuyên truyền trên Cổng thông tin điện tử của huyện về các vấn đề liên quan đến người khuyết tật.

8. Trợ giúp pháp lý

- Tăng cường thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý tại xã, thị trấn nơi nhiều người khuyết tật có khó khăn về tài chính có nhu cầu trợ giúp pháp lý, tại các cơ sở kinh doanh và các tổ chức khác của người khuyết tật khi có yêu cầu và phù hợp với điều kiện của địa phương;

- Cử cán bộ tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, tăng cường năng lực cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý khi thực hiện việc trợ giúp pháp lý đối với người khuyết tật có khó khăn về tài chính;

- Truyền thông về trợ giúp pháp lý đối với người khuyết tật có khó khăn về tài chính thông qua các hoạt động thích hợp.

9. Hỗ trợ người khuyết tật trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch

- Tiếp tục tổ chức các hội thi văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao dành cho người khuyết tật, nhân rộng các phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao tới các địa phương;

- Phối hợp với các ngành liên quan chọn cử lực lượng vận động viên người khuyết tật tham gia giải thể thao người khuyết tật.

10. Trợ giúp phụ nữ khuyết tật: Truyền thông, giáo dục, vận động nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cộng đồng về thực hiện các chính sách an sinh xã hội đối với phụ nữ yếu thế; tổ chức các hoạt động chia sẻ kinh nghiệm, kết nối phụ nữ có nhu cầu tới các dịch vụ sẵn có nhằm hỗ trợ phụ nữ yếu thế tiếp cận với chính sách an sinh xã hội.

11. Hỗ trợ người khuyết tật sống độc lập và hòa nhập cộng đồng

- Hỗ trợ người khuyết tật: xe lăn, xe lắc, khung tập đi, gậy, máy trợ thính, chân giả, tay giả và các thiết bị cần thiết;

- Phối hợp tập huấn phát hiện, sàng lọc, tư vấn sử dụng, bảo quản thiết bị trợ giúp người khuyết tật cho cán bộ trợ giúp người khuyết tật, gia đình và người khuyết tật.

12. Nâng cao nhận thức, năng lực chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật và giám sát đánh giá

- Cử cán bộ, nhân viên và cộng tác viên trợ giúp người khuyết tật tập huấn về các chính sách, chế độ với người khuyết tật và can thiệp phục hồi chức năng, giáo dục đặc biệt;

- Tạo điều kiện cho gia đình người khuyết tật được tập huấn về kỹ năng, phương pháp chăm sóc và phục hồi chức năng cho người khuyết tật; tập huấn các kỹ năng sống cho người khuyết tật;

- Tham gia các hội nghị, hội thảo chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về hoạt động trợ giúp người khuyết tật do tỉnh tổ chức;

- Kiểm tra, giám sát đánh giá thực hiện Kế hoạch và các chính sách, pháp luật đối với người khuyết tật.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách địa phương thực hiện theo phân cấp quản lý hoặc từ các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định (nếu có).

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội

- Là cơ quan tham mưu giúp Ủy ban nhân dân huyện hướng dẫn, triển khai kiểm tra, giám sát các hoạt động và định kỳ tổng hợp kết quả của các ban, ngành huyện và địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân huyện và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Tham gia đầy đủ các lớp cho cán bộ làm việc trong lĩnh vực trợ giúp người khuyết tật;

- Phối hợp với các phòng, ban, ngành, đoàn thể huyện có liên quan tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về người khuyết tật và các vấn đề khuyết tật cho cộng đồng;

- Chủ trì, phối hợp với các phòng, ban, ngành, đoàn thể huyện có liên quan và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tiếp tục thực hiện các hoạt động trợ giúp người khuyết tật do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ (thông qua Sở Lao động -Thương binh Xã hội).

2. Trung tâm Y tế huyện

- Đào tạo, tập huấn cho nhân viên y tế nâng cao năng lực phục hồi chức năng, phát hiện và can thiệp sớm;

- Chăm sóc sức khỏe và cung cấp dụng cụ hỗ trợ cho người khuyết tật;

- Đầu tư nâng cấp cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ phục hồi chức năng cho các cơ sở y tế liên quan đến người khuyết tật.

3. Phòng Giáo dục và Đào tạo

- Tổ chức thực hiện hoạt động trợ giúp người khuyết tật tiếp cận giáo dục;

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên về giáo dục hòa nhập, giáo dục đặc biệt;

- Thực hiện việc cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất dạy và học, bảo đảm điều kiện tiếp cận giáo dục đối với người khuyết tật ở các cơ sở giáo dục có trẻ khuyết tật học, hòa nhập.

4. Phòng Tài chính và Kế hoạch: Bố trí kinh phí thực hiện kế hoạch theo quy định.

5. Phòng Kinh tế Hạ tầng:

- Hướng dẫn, thẩm định thiết kế và tổ chức kiểm tra việc thực hiện thiết kế thi công xây dựng và sửa chữa các công trình công cộng theo đúng quy chuẩn kỹ thuật nhằm đảm bảo điều kiện tiếp cận và sử dụng đối với người khuyết tật.

- Tổ chức thực hiện hoạt động trợ giúp tiếp cận và tham gia giao thông cho người khuyết tật;

- Tham mưu, đề xuất cải tạo một số tuyến đường phố chính đảm bảo cho  người khuyết tật có lối lên xuống xe dễ dàng.

7. Phòng Văn hóa và Thông tin: Tổ chức thực hiện hoạt động tiếp cận và sử dụng các dịch vụ bưu chính, viễn thông và ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông cho người khuyết tật.

8. Phòng Tư pháp

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện các đợt truyền thông công tác trợ giúp pháp lý kết hợp tư vấn pháp luật cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính, đảm bảo 100% người khuyết tật được trợ giúp pháp lý khi có yêu cầu;

- Phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và các phòng, ban, ngành, đoàn thể huyện có liên quan tuyền truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức trong việc thực hiện Luật người khuyết tật.

9. Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh: Phối hợp với các phòng, ban, ngành, đoàn thể huyện có liên quan tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao dành cho người khuyết tật.

10. Ngân hàng Chính sách xã hội huyện: Phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác để thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách tín dụng ưu đãi đến với người dân. Ưu tiên thực hiện cho vay người lao động là người khuyết tật, các cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng lao động là người khuyết tật có nhu cầu vay vốn để hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm.

11. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động về trợ giúp người khuyết tật; chủ động bố trí ngân sách, nhân lực, lồng ghép kinh phí các chương trình, các đề án có liên quan trên địa bàn để đảm bảo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch.

12. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, Liên đoàn Lao động huyện, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh huyện, Hội Chữ thập đỏ, Hội Người mù, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện: trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình tham gia tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch.

VI. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

Các phòng, ban, ngành, đoàn thể huyện và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch gửi về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 05/12/2022. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân huyện báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 20/12/2022.

File đính kèm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập20
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm13
  • Hôm nay1,914
  • Tháng hiện tại47,645
  • Tổng lượt truy cập2,785,447
Hỏi đáp
Họp không giấy
cong bao tay ninh
Công báo chính phủ
hop thu dien tu
Văn bản QPPL
gop y du thao
tai lieu xuc tien dau tu
cong khai minh bach
Quân đội nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây