Thực hiện Kế hoạch số 697/KH-TCTĐA06 ngày 15/3/2023 của Tổ Công tác Đề án 06 tỉnh về triển khai, thực hiện nhiệm vụ “Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022- 2025, tầm nhìn đến năm 2030” và Chỉ thị số 05/CT/TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2023 và những năm tiếp theo; Công văn số 149/CAT-PC06 ngày 24/3/2023 của Công an tỉnh về việc “đăng ký mô hình điểm về đảm bảo dữ liệu dân cư đúng, đủ, sạch, sống và Đề án 06”.
Ủy ban nhân dân huyện Tân Châu ban hành Kế hoạch triển khai Mô hình điểm về đảm bảo dữ liệu dân cư đúng, đủ, sạch, sống và Đề án 06 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Tiếp tục chỉ đạo thực hiện quyết liệt, triển khai đồng bộ các giải pháp, hoàn thành các nhiệm vụ Đề án 06 trong năm 2023, kịp thời triển khai ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ công cuộc chuyển đổi số.
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các phòng, ban, ngành huyện và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn; phát huy vai trò của Tổ công tác triển khai Đề án 06 các cấp trong chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhiệm vụ Đề án 06. Nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của toàn bộ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang về việc triển khai Đề án 06.
- Đảm bảo 100% cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang chỉ thực hiện dịch vụ công trực tuyến và tuyên truyền người thân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, hạn chế nộp hồ sơ trực tiếp. Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính không yêu cầu người dân xuất trình, nộp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú theo Luật Cư trú và Nghị định số 104/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ. Đồng thời, sử dụng 07 phương thức khai thác, sử dụng thông tin công dân thay thế sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.
- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, kiểm tra các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự đối với cơ sở cho thuê lưu trú (nhà nghỉ, nhà trọ…); Nâng cao nhận thức cho chủ cơ sở kinh doanh về chủ trương, chính sách của Nhà nước và việc thực hiện Đề án 06 của Chính phủ, triển khai dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực đăng ký cư trú, làm nền tảng cho việc từng bước chuyển đổi nhận thức của người dân trong lĩnh vực dịch vụ công, nhằm nâng cao hiệu quả công tác thực hiện đăng ký dịch vụ công trên mọi lĩnh vực.
II. NỘI DUNG VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
1. Mô hình triển khai phần mềm lưu trú
1.1. Mục đích yêu cầu
- 100% các cơ sở kinh doanh lưu trú trên địa bàn triển khai sử dụng phần mềm lưu trú ASM (là phần mềm của Trung tâm nghiên cứu ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phát triển, hỗ trợ công tác quản lý tại các cơ sở kinh doanh lưu trú và thông báo tự động đến Công an các xã, thị trấn để thực hiện nghiệp vụ cư trú, công dân đến lưu trú không cần xuất trình giấy tờ, sử dụng mã Qrcode trên ứng dụng VNeID, CCCD để thực hiện).
- Đảm bảo 50% các bến xe, đơn vị vận chuyển thực hiện khai báo lưu trú cho hành khách di chuyển trên các chuyến xe đường dài, thông qua phần mềm lưu trú ASM.
1.2. Phạm vi triển khai: 100% cơ sở lưu trú trên địa bàn huyện, 100% các nhà xe có chuyến xe đường dài hoạt động trên địa bàn huyện.
1.3. Tổ chức thực hiện:
- Đơn vị chủ trì: Công an huyện (phụ trách Cơ sở lưu trú), Phòng Kinh tế và Hạ tầng (phụ trách các bến xe, đơn vị vận tải hành khách).
- Đơn vị phối hợp: Các phòng, ban, ngành, huyện và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn.
- Thời gian triển khai: Giao Công an huyện chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn khảo sát thực tế nhu cầu của các cơ sở kinh doanh cho thuê lưu trú và vận tải hành khách trên địa bàn. Lập danh sách nhu cầu sử dụng, gửi về Cục Cảnh sát QLHC về TTXH để phối hợp mở tài khoản. Sau khi đã được cấp tài khoản thì triển khai thực hiện ngay.
2. Mô hình Triển khai dịch vụ công
1.1. Mục đích yêu cầu
- 100% cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang thực hiện các thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công; 50% gia đình, thân nhân của các lực lượng trên tham gia.
- 70% dịch vụ công trực tuyến trong 25 dịch vụ công thiết yếu phấn đấu có tỷ lệ trên 50% (như: đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn, xóa đăng ký thường trú, gia hạn tạm trú…), trong đó một số dịch vụ công không yêu cầu đính kèm nhiều giấy tờ, tài liệu, đạt 100% (như: thông báo lưu trú, xác nhận chứng minh nhân dân 9 số khi đã có thẻ CCCD…).
- Sinh viên, học sinh trên địa bàn được đào tạo, tập huấn sử dụng dịch vụ công để làm tình nguyện viên hướng dẫn, hỗ trợ người thân tham gia dịch vụ công. Thúc đẩy thành phong trào đoàn viên, thanh niên, hội phụ nữ…
- Triển khai lực lượng tình nguyện trong Đoàn thanh niên, học sinh, sinh viên trên địa bàn huyện tham gia hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến; hướng dẫn cài đặt ứng dụng và kích hoạt tài khoản định danh điện tử VieID.
- Mỗi người dân là một tuyên truyền viên và hướng dẫn dịch vụ công; Tổ công tác Đề án 06 các xã, thị trấn sinh hoạt định kỳ, hướng dẫn hàng tuần; 100% nhà trọ, nơi ở tập thể của công nhân có ban quản trị là người hướng dẫn viên và có xã hội hóa máy tính để người dân triển khai; 100% cơ sở tôn giáo là điểm hướng dẫn và triển khai.
2.2. Phạm vi triển khai:
- 100% cơ sở lưu trú trên địa bàn huyện
- Các điểm tập trung đông người (trường học, bệnh viện, cụm công nghiệp…).
- Phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn, hội, hội phật giáo để triển khai mô hình dịch vụ công.
Tác giả: Huy?n Tân Châu Qu?n tr?
Ý kiến bạn đọc