Mô hình nuôi dế nhốt chuồng góp phần giảm nghèo bền vững

Chủ nhật - 20/11/2016 17:00 1.250 0

Mô hình nuôi dế nhốt chuồng góp phần giảm nghèo bền vững

  

Thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo theo chủ trương của Đảng, Nhà nước, trong những năm qua, các ngành, các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn huyện Tân Châu đã thực hiện nhiều cách làm hay, nhiều mô hình chăn nuôi như: nuôi gà, nuôi trâu, bò để người dân tự mình xóa đói giảm nghèo. Trong đó, mô hình nuôi dê nhốt chuồng của nông dân ấp 3, ấp 4 xã Suối dây là một mô hình rất thiết thực góp phần giảm nghèo bền vững.

nuoi de.JPG

tham quan chuồng nuôi dê của các hộ gia đình tại xã Suối Dây


Nếu như trước đây Dê được nuôi theo kiểu chăn dắt hoặc cột buộc ở khu vực quanh nhà hoặc nuôi nhốt kết hợp với chăn thả thì nay nhiều hộ dân tại hai ấp 3, ấp 4 xã Suối Dây đã áp dụng phương thức nuôi nhốt chuồng. Ở phương thức này, mặc dù dê được nuôi nhốt hoàn toàn nhưng lại cho khả năng sinh sản cao. Theo Hội nông dân xã Suối Dây huyện Tân Châu, nơi đã triển khai thử nghiệm mô hình này vào năm 2006. Lúc đầu cả xã chỉ có 2 hộ nuôi dê, với trên 20 con giống. Sau đó thấy chăn nuôi có kết quả, bà con trong xã đã làm theo. Tính đến nay, toàn xã đã có trên 40 hộ nuôi với hơn 1.000 con dê. Nhiều hộ trước đây thuộc diện xóa đói giảm nghèo của xã nay đã trở nên khấm khá nhờ áp dụng phương thức chăn nuôi mới.

Theo kinh nghiệm của ông Nguyễn Văn Sơn một người nuôi dê lâu năm ở ấp 3 cho biết: trước đây, Ông nuôi bò nhưng thấy nuôi bò hiệu quả không cao, thời gian kéo dài, vì bò từ 1 đến 2 năm  mới đẻ một con, hơn nữa việc chăn thả cũng rất khó khăn vì không còn đất trống. Đối với Dê thì thông thường mỗi năm sinh sản hai lần, từ khi phối giống tới khi dê cái sinh con chỉ khoảng 5 tháng. Tùy theo từng giống dê và chế độ ăn uống, chăm sóc dê sinh sản từ 1 – 4 con/ lần và hơn một tháng sau khi sinh là có thể phối giống tiếp tục cho dê cái. Dê con giống, nuôi từ 4- 5 tháng tuổi bán cho người có nhu cầu nuôi, có giá từ 3 – 4 triệu đồng /con, vì thế nuôi dê sinh sản bán con giống thường có lợi nhuận cao hơn dê thịt. Trong quá trình nuôi dê, chất lượng con giống đóng vai trò quan trọng, vì nó quyết định giá bán và số lượng dê con được sinh sản. Hiện nay dê thương phẩm cũng bán rất chạy và có giá, thương lái từ khắp nơi tìm đến tận nhà đặt hàng. Theo ông Sơn với giá dê thương phẩm từ 100.000 đồng – 120.000 đồng/kg thì những người nuôi dê sau khi trừ mọi chi phí đều có lợi nhuận đáng kể. Cụ thể như gia đình Ông, do biết cách chăm sóc nên đàn dê của Ông không ngừng sinh sản và phát triển. Từ 10 con dê giống ban đầu, đến nay đàn dê của Ông đã được gần 80 con. Trong khi đó, hàng năm ông còn bán dê giống, dê thịt Ông đã thu nhập trên 100 triệu đồng mỗi năm. 

Ngoài giống dê bản địa truyền thống, hiện nay còn nhiều giống dê tốt như Hòa Lan, Bách Thảo…tùy loại mà phát triển nhanh hay chậm và giá cả cũng dao động theo từng giống dê. Ông Sơn cho biết thêm: Nuôi dê không khó, ít bệnh tật và nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương cũng dồi dào. Dê là loài động vật ăn tạp, có thể ăn hơn 100 loại cỏ, lá cây khác nhau như rau muống, lá mít, lá cây, và đặt biệt là lá mì có rất nhiều ở huyện Tân Châu…mỗi con dê trưởng thành ăn khoảng 7 kg thức ăn/ngày, dê nhỏ khoảng 5 kg/ngày. Đối với việc làm chuồng trại cũng đơn giản, vì dê có thói quên sống theo bầy đàn, ưa nơi cao ráo thoáng mát.

Cũng như gia đình Ông Sơn, gia đình anh, chị Đào Văn Rơi và Tô Thị Dung ở tổ 3 ấp 3 xã Suối Dây từ hai bàn tay trắng, anh hàng ngày đi lấy củi về bán chẵn được bao nhiêu, chỉ đủ tiền lo bửa ăn hàng ngày. Còn chị ở nhà chăm con và lo nội trợ. Qua xem ti vi và thấy nhiều gia đình xung quanh nuôi dê nhốt chuồng phát triển rất nhanh, Anh chị quyết định vay mượn được 15 triệu đồng mua 3 con dê giống về nuôi. Ban đầu anh tự đi tìm cây về đóng chuồng cho dê ở. Nuôi được vài tháng dê bắt đầu sinh sản. Chỉ sau 3 năm chăn nuôi đàn dê của Anh chị đến nay đã phát triển lên gần 20 con và hiện nay anh chị đã làm thêm một chuồng mới bằng cột bê tông chắc chắn hơn. Tính đến nay mỗi năm anh chị bán dê giống và dê thịt và trừ hết chi phí anh chị còn thu lãi được trên 30 triệu đồng/ năm. Nhờ sớm biết áp dụng mô hình này vào sản xuất nên đời sống gia đình anh chị nay đã hết khó khăn.

Cũng như gia đình Anh, chị Tô Thị Dung. Anh Đỗ Văn Quang, Quê quán huyện Hòa Thành lên Tân Châu lập nghiệp từ năm 1991 lúc mới lên Anh làm đủ nghề như đi bán cà rem, làm mướn, đóng giường tre... Sau khi thấy mô hình nuôi dê nhốt chuồng dễ phát triển anh bắt đầu mua 5 con giống về nuôi. Sau 4 năm đàn dê của Anh đã có gần 30 con. Theo anh Quang để nuôi dê nhốt chuồng đạt hiệu quả kinh tế cao, ngoài kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi là rất quan trọng. Người nuôi dê phải biết áp dụng kỹ thuật từ khâu làm chuồng trại cho đến việc theo dõi, quản lý đàn dê. Vì là loại động vật không ưa độ ẩm cao nên chuồng trại cho dê cần phải đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng, tránh nắng nóng và ẩm ướt. Khi làm chuồng, người nuôi dê cần phải căn cứ theo đặc điểm từng vùng, từng nhà cụ thể mà xác định vị trí và hướng chuồng thích hợp để tận dụng yếu tố thuận lợi và hạn chế tối đa các yếu tố bất lợi của thời tiết đối với dê. Ngoài ra cần phải quản lý đàn dê, cũng như khi bắt dê để kiểm tra, phối giống, cho ăn và phòng trị bệnh. Trong chuồng phải có máng ăn, thùng đựng nước uống để bổ sung thức ăn và nước uống cho dê. Vì là dê nhốt chuồng nên việc loại thải con giống và ghép đôi giao phối có thể thực hiện một cách chủ động hơn so với dê chăn thả. Năng suất và chất lượng con giống cũng từ đó được nâng cao.

 Mặc dù nuôi dê nhốt chuồng mang lại hiệu quả rất cao, phù hợp với bà con nông dân, nhất là những hộ nghèo ở nông thôn, nhưng hiện tại mô hình này vẫn chưa được áp dụng rộng rãi. Nhiều hộ có điều kiện cũng chỉ dừng lại ở mức nuôi vài chục con, không ai dám đầu tư nhiều. Bởi họ nghĩ, muốn tận dụng hết được tiềm năng sẵn có của con dê trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp đòi hỏi người nuôi phải có kinh nghiệm và đầu ra phải thực sự ổn định.   

Anh Nguyễn Văn Thượng – chủ tịch Hội nông dân huyện Tân Châu cho biết: đối với mô hình nuôi dê ở xã Suối dây vài năm gần đây thấy rất có hiệu quả. Nó rất thích hợp cho người có thu nhập thấp, người nghèo. Với vốn đầu tư ban đầu chỉ 15-20 triệu đồng thì bà con có thể chăn nuôi dê và sau 1-2 năm là có thể lấy lại vốn. Hướng tới Hội nông dân sẽ phối hợp với các cơ sở dạy nghề để hướng dẫn cho kỹ thuật chăn nuôi dê cho bà con nông dân và thông qua ngân hàng sẽ hỗ trợ cho bà con vay vốn để chăn nuôi dê.

Qua đây cho thấy mô hình nuôi dê nhốt chuồng phù hợp với những hộ thiếu vốn, thiếu đất sản xuất. Chỉ cần hỗ trợ nguồn vốn ban đầu khoảng trên 10 triệu đồng, người dân có thể nuôi dê để phát triển kinh tế gia đình. Có thể nói mô hình nuôi dê nhốt chuồng ở xã Suối Dây hiện nay là một phương thức giúp người dân xóa đói giảm nghèo bền vững rất cần được nhân rộng.

 

CHÍ THÀNH

 

 

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay1,163
  • Tháng hiện tại62,737
  • Tổng lượt truy cập3,424,301
Hỏi đáp
Họp không giấy
cong bao tay ninh
Công báo chính phủ
hop thu dien tu
Văn bản QPPL
gop y du thao
tai lieu xuc tien dau tu
cong khai minh bach
Quân đội nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây