Vợ chồng thương binh sản xuất giỏi

Thứ ba - 30/07/2013 21:15 729 0

Vợ chồng thương binh sản xuất giỏi

               Sinh ra và lớn lên ở vùng đất Củ Chi Thành Phố HCM, năm 1962 ông Nguyễn Văn Tợn đã tình nguyện đi bộ đội chiến đấu chống Mỹ cứu nước. Cùng với đơn vị ông tham gia chiến đấu ở nhiều chiến trường ở các tỉnh miền nam, có lần ông đã bị trúng đạn của quân thù và được đồng đội đưa đi điều trị ở trạm quân y tiền phương. Sau đó ông lại xin trở về đơn vị để tiếp tục tham gia chiến đấu. Năm 1969 tại chiến trường Campuchia ông gặp một nữ chiến sỹ trẻ trung xinh đẹp mới 18 tuổi ở cùng tiểu đoàn nhưng khác đại đội. Người nữ chiến sỹ trẻ trung đó là bà Nguyễn Thị Bé quê ở Bà Rịa Vũng Tàu, vài lần họ gặp nhau tâm sự và cũng có những lần sát cánh bên nhau chiến đấu chống quân thù. Hai người lính đã yêu thương nhau và hạnh phúc đã đến với họ, năm 1970 đơn vị đã tổ chức đám cưới cho hai người ở lán trại trong rừng Campuchia. Năm 1977 bà Bé là bệnh binh, còn ông là thương binh sức khỏe yếu, ông bà được cấp trên cho giải ngũ ra quân, hai vợ chồng trở về sinh sống và làm ăn ở xã Tân Hội, Tân Châu, Tây Ninh.

Ban đầu lập nghiệp vô vàn khó khăn, là người lính ở chiến trường trở về, tài sản của ông bà mỗi người chỉ có một chiếc ba lô trên vai chứa đựng 2 bộ quần áo lính. Ông bà đã ở đậu trên đất của người bà con và dựng tạm một căn nhà tranh vách đất để sinh sống. Vùng đất này rất phì nhiêu tươi tốt, nhưng khi đó dân ở còn thưa thớt, đất đai bỏ hoang hóa, khắp nơi la liệt là hố bom và cỏ tranh mọc um tùm, đường xá thì sình lầy đi lại khó khăn. Ông xác định bám đất để tăng gia sản xuất và quyết tâm phấn đấu vươn lên. Không quản mưa nắng hai ông bà suốt ngày lao động vất vả ở trong nương rẫy, khai phá lấy đất sản xuất, tích cực phát cỏ tranh, san lấp hố bom lấy đất trồng lúa, trồng mì, mía. Ăn uống sinh hoạt khi đó rất thiếu thốn, kham khổ, bữa ăn chỉ có dưa leo với muối tiêu hoặc cá khô. Ông bà thường xuyên phải ăn củ mì, măng le, còn cơm phải dành cho các con. Ông bà còn phải đi làm thuê, làm mướn cho các gia đình khác để lấy tiền trả công cày bừa, mua phân bón và lo cho con cái học hành. Ngoài việc tích cực khai phá lấy đất sản xuất, ông bà còn chăn nuôi đàn heo, gà, vịt và trồng chăm sóc hàng bông để tăng thu nhập, cải thiện bữa ăn cho gia đình. Ông đã vay mượn tiền của anh em bà con và mua 3 con bò sinh sản, hàng ngày đi làm rẫy ông dắt bò ra bãi cỏ thả cho bò ăn, chiều tối lại dắt bò về, sau vài năm ông đã có đàn bò trên 20 con. Đất đai khi đó còn rất rẻ, làm ăn thu hoạch trúng mùa, ông bán mía, bán mì dành dụm tiết kiệm tiền, ông đã bán cả đàn bò và vay mượn thêm tiền để mua thêm đất sản xuất. Ông thường xuyên đi học hỏi kinh nghiệm trồng trọt và chăm sóc mia, mì, cao su, các buổi tập huấn hội thảo của hội nông dân và các đoàn thể tổ chức về khoa học kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trồng, vật nuôi ông đều tích cực tham dự để học hỏi, muốn có năng xuất chất lượng cao thì phải áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và phải đầu tư chăm sóc tốt. Hàng năm ông thu hoạch mía bình quân đạt từ 80 đến 90 tấn/ha, mì đạt 35 tấn/ ha. Ông tính toán trồng cao su hiệu quả kinh tế cao hơn nên đã chuyển đổi trồng hết cao su. Đến ngay, Ông bà có 6 người con đều đã trưởng thành, lấy vợ, lấy chồng và ở riêng. Ông đã cho con trai, con gái mỗi người từ 3 ha đến 8 ha đất để sản xuất và có cuộc sống ổn định. Hiện nay hai ông bà còn có 18 ha cao su , trong đó có 5 ha cao su đã  thu hoạch được 6 năm, 13 ha cao su còn nhỏ ông đã trồng xen kẽ cây mì. Hai ông bà đều đã trên 60 tuổi nhưng vẫn tích cực sản xuất, hàng ngày bà dẫn công đi làm cỏ mì, chăm sóc cao su, còn ông chạy xe vào rẫy chở mủ cao su đem về giao cho thương lái. Ông cho biết hàng năm trừ chi phí đi ông còn thu nhập trên 700 triệu đồng.

Do tích cực sản xuất, biết tính toán làm ăn và tiết kiệm đời sống kinh tế gia đình ông ngày càng phát triển, căn nhà tranh vách đất xưa kia đã được thay thế bằng ngôi nhà khang trang với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt, ông bà còn mua sắm được xe máy cày và ô tô du lịch. Là thương binh sức khỏe yếu, những khi trái gió trở trời vết thương cũ lại đau nhức nhối hành hạ ông, nhưng ông vẫn kiên trì chịu đựng và phấn đấu vươn lên bằng chính sức lao động của mình. Không những tích cực sản xuất để phát triển kinh tế gia đình ông còn phát huy cao phẩm chất của anh “bộ đội Cụ Hồ”, hăng hái tham gia công tác xã hội, đóng góp xây dựng địa phương. 7 năm ông tham gia làm công an xã và 21 năm liên tục làm phó chủ tịch Hội cựu chiến binh của xã. Ông cùng ban chấp xây dựng Hội cựu chiến binh của xã phát triển vững mạnh, nhiều năm là đơn vị mạnh của huyện Tân Châu. Còn bà vừa tích cực sản xuất, vừa phải lo chăm sóc nuôi nấng 6 người con, nhưng bà vẫn tích cực tham gia trên 10 năm làm phó chủ tịch Hội LHPN của xã Tân Hội.

Với thành tích tham gia chiếu đấu chống Mỹ cứu nước  ông Nguyễn Văn Tợn đã được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng hai, 3 huy hiệu dũng sỹ diệt Mỹ. Bà Nguyễn Thị Bé được trao tặng huy chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất và nhiều phần thưởng cao quý khác. Nhiều năm ông bà được bình bầu là hội viên cựu chiến binh gương mẫu và là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của xã Tân Hội.

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập21
  • Máy chủ tìm kiếm14
  • Khách viếng thăm7
  • Hôm nay1,773
  • Tháng hiện tại14,115
  • Tổng lượt truy cập2,816,106
Hỏi đáp
Họp không giấy
cong bao tay ninh
Công báo chính phủ
hop thu dien tu
Văn bản QPPL
gop y du thao
tai lieu xuc tien dau tu
cong khai minh bach
Quân đội nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây